Giới Thiệu Về Lĩnh Vực

header ads

Cách lắp đặt máy nén khí và những lưu ý quan trọng bạn cần biết

 Các vấn đề khi lắp đặt máy nén lạnh nhằm mang lại hiệu quả tốt nhất cho việc vận hành: kiểm tra an toàn, bảo trì, sửa chữa, thông gió.

Làm sao lắp đặt máy nén lạnh một cách hiệu quả nhất?

Cách lắp đặt máy nén lạnh


Máy nén lạnh được đặt trên bệ móng bê tong và cao hơn bề mặt đất 10cm nhằm để dàng vệ sinh phòng máy và ướt bẩn. Bệ móng được tính toán theo tải trọng đông của nó, mống được gắn chặt trên nền bê tông bằng các bulong trộn sẵn, tất nhiên khả năng chịu đựng của móng đạt 2/3 tải trọng của động cơ và máy nén.

Các lưu ý khi lắp đặt máy nén lạnh

Bệ móng bê tông không được liên kết cấu với kết cấu toàn nhà hay kho tránh để có những rung động trong lúc vận hành máy. Khoảng cách tối thiểu từ bệ máy đến móng ít nhất 30cm và nên dùng vật liệu chống rung.

Phương pháp chôn bulong sau khi lắp đặt máy thuận lợi hơn nhiều. Vì các bulong cố định máy có thể đúc sẵn trong bê tông hoặc trước khi lắp đặt. Muốn vậy cần để các lỗ lớn hơn kích thước yêu cầu, khi đưa máy vào vị trí ta tiến hành lắp đặt sau đó cho vữa ximăng vào để cố định bulong.

Sau khi đưa máy vào đúng vị trí cần lắp đặt, dùng thước kiểm tra mức độ nằm ngang, mức độ đồng trục của dây đai. Không nên cố đẩy các dây đai vào vị trí puli, cần có khoảng cách giữa động cơ và máy nén rồi cho dây đai vào.

Với các cách hướng dẫn lắp đặt máy nén lạnh dành cho điều hòa công nghiệp và dùng trong kho lạnh. Công ty cổ phần nhiệt lạnh An Khang đi đầu trong lĩnh vực cung cấp máy nén lạnh, phân phối máy nén lạnh và lắp đặt cụm máy nén lạnh công nghiệp.

Để mang lại hiệu quả tối ưu, máy nén khí không chỉ hoạt động riêng biệt mà luôn có những thiết bị đi kèm. Một hệ thống máy hơi khí nén công nghiệp hoàn chỉnh sẽ bổ trợ cho nhau trong quá trình vận hành. Bài viết sau đây, chúng tôi hướng dẫn bạn cách lắp đặt máy nén khí đúng quy trình

Quy trình lắp đặt máy nén khí

– Lắp đặt phụ kiện: 

Điều đầu tiên người dùng cần phải chú ý, đó là thực hiện lắp đặt các phụ kiện của máy như: chân đế, bánh xe, lọc gió, thực hiện thay nút báo dầu. Việc lắp đặt các bộ phận này sẽ mang tới khả năng di chuyển nhanh chóng, đơn giản cho thiết bị này. 

Việc đảm bảo được việc lắp ráp đúng chuẩn bộ phận bánh xe và chân đế cho máy nén mini sẽ giúp đảm bảo quá trình làm việc tốt của máy, cũng như hạn chế các tình trạng rung lắc máy, nhờ đó mang tới sự cân bằng của máy đối với mặt đất khi máy vận hành.

Việc lắp đặt bộ phận lọc gió máy nén khí vô cùng quan trọng trong quá trình lắp đặt, sử dụng thiết bị khí nén. Lọc gió thường được lắp ở phần đầu hút khí, đảm nhiệm vai trò giúp cho thiết bị khí nén sinh ra được sạch hơn, giúp ngăn chặn tình trạng bụi bẩn làm ảnh hưởng tới độ bền của máy.

Đối với loại máy nén khí cầm tay có dầu sẽ được tích hợp thêm hệ thống nút báo dầu. Do đó, khi sử dụng thiết bị này, người dùng cần phải chú ý thực hiện tháo phần nhựa trắng thay vào đó là nút dầu màu vàng. Đây là công việc giúp cho buồng dầu được thông thoáng hơn. Đối với dòng máy không dầu, bạn có thể bỏ qua bước này.

– Kết nối các phụ kiện: 

Khi thực hiện lắp đặt xong các phụ kiện cơ bản của máy, người dùng tiếp tục tiến hành các kết nối như dây hơi, các thiết bị dùng hơi vào với máy. 

Máy nén khí thường được trang bị sẵn cút nối nhanh, cút nối này được dùng để thực hiện kết nối máy nén khí với dây hơi nhằm truyền sản phẩm khí nén từ máy, đi qua dây hơi cung cấp tới các phụ kiện sử dụng khí nén như: súng bơm lốp, súng phun sơn, súng xì khô,… 

Phần đầu còn lại của máy nén sẽ được lắp ráp dành cho các thiết bị sử dụng hơi.

3 cách bố trí các thành phần của hệ thống máy nén khí

Lắp đặt theo tỉ lệ 1:1:1:1

Hệ thống này sẽ gồm một máy nén khí trục vít, một bình khí, một bộ lọc và một máy sấy, hệ thống này được áp dụng khá nhiều trong thực tế  hoạt động theo nguyên lý lá khí nén sau khi đi ra ngoài khỏi máy nén khí sẽ được dẫn qua bình chứa khí nén tại đây khí nén sẽ được hạ bớt nhiệt độ và tách hơi nước ra khỏi khí nhờ đó sẽ giảm được tải cho máy sấy khí.

Lắp đặt theo tỉ lệ 2 : 1 : 2 : 2

Có nghĩa là hệ thống sẽ được lắp 2 máy nén , một bình khí, 2 bộ lọc và 2 máy sấy khí. Với những hệ thống được lắp đặt như thế này sẽ sử dụng cho những hoạt động cần nhiều lượng khí hơn đồng thời tiết kiệm được chi phí do chỉ dùng 1 bình lọc cho cả 2 máy nén.

Lắp đặt theo tỉ lệ 1:1:1

Tỉ lệ lắp đặt này được áp dụng cho những môi trường làm việc khá khắc nghiệt, khí nén luôn có nhiệt độ cao, nhiều hơi nước do đó  và phòng chứa máy nén khí quá chật do đó phải cắt bớt bộ phận lọc khí hoặc lắp đặt ở  một vị trí khác và kết nối vào hệ thống.

Trong trường hợp này khí sẽ được đưa trực tiếp vào máy sấy để tách hơi nước, giảm nhiệt độ sau đó mới qua bình lọc

Thứ tự lắp đặt các thiết bị

Các thiết bị cần được lắp đúng vị trí để đảm bảo hoạt động đúng chức năng và hiệu suất.

Lưu ý: Nên làm đường ông Bypass (đường ống dự phòng) cho các thiết bị phụ trợ công hệ thống khí nén như bộ lọc khí, máy sấy khí để khi xảy ra như cố thì chỉ cần khóa van 2 đầu lại cho chạy qua đường bypass khi bảo dưỡng, sửa chưa máy mà không phải dừng máy.

Chọn kích thước đường ống

Đường ống phải đảm bảo về tiêu chuẩn về chất liệu, kích thước giúp khí lưu thông được tốt hơn, giữ áp suất ổn định ở cuối đường ống. Kích thước đường ống không chuẩn dẫn đến áp lực gần vị trí máy rất cao và ổn định nhưng áp lực ở vị trí cuối lại thiếu khí. Đi ống không đúng cách sẽ khiến khí nén không được lọc sạch và có lẫn nước.

Chất liệu đường ống, kích thước đường ống:
Ống théo mạ kẽm: áp lực khí nén (8 -10 bar) vì vậy mà tất cả các đường ống khí phải dùng ống thép, tránh dùng ống nhựa có thể gây cháy nổ.
Kích thước đường ống: Dựa vào lưu lượng khí nén của máy để chọn kích thước đường ống phù hợp.

 

Cách đi đường ống:

Đường ống trong phòng máy cách mặt đất 3 – 5m. Không đi âm dưới đất hoặc trong tường vì sau này có sự cố thì rất khó xử lý.

Nên đi mạch vòng để tránh tổn hao áp suất.
Đường ống nhánh lấy khí từ đường ống chính phải được lắp phía mặt trên của ống (tránh lấy phải nước)